Skin Care

Chuyên đề Mụn (phần 1)

Chào các bạn.

Đây là bài viết thứ 3 của mình về vấn đề mụn, nhưng có lẽ nói về mụn một cách khoa học và tổng quan nhất là bài này.

Lí do mà tiêu đề  bài viết mình chỉ để một chữ “mụn” duy nhất thôi, bởi vì trong bài này mình sẽ đề cập đến tất cả các vấn đề cần thiết về mụn, bao gồm các loại mụn khác nhau, cụ thể mình sẽ chia ra như sau, các bạn chú ý để theo dõi từng phần cho đầy đủ nhé.

  • Phần 1: Mụn là gì? – Phân loại các loại mụn? – Nguyên nhân gây mụn? – Phương pháp cơ bản điều trị cho từng loại mụn. 
  • Phần 2: Sơ đồ các khu vực mụn trên da mặt – Phương pháp điều trị cho từng khu vực 
  • Phần 3: Sơ đồ các khu vực mụn trên body (cơ thể) – Phương pháp điều trị cho từng khu vực
  • Phần 4: Liệt kê danh sách và giải thích về các thành phần hoá học trị mụn cũng như các liệu pháp khác

Mình có một lời khuyên đặc biệt dành cho các bạn là không nên bỏ qua bất cứ phần nào vì tất cả những phần đều liên quan đến nhau và mụn rất là phức tạp, không hề đơn giản một chút nào. Hầu hết các bác sĩ da liễu mình biết đều cho rằng, chữa da mụn là khó và khiến họ có “cảm hứng” nhất, vì vấn đề mụn mỗi người mỗi khác nên khiến trải nghiệm công việc của họ trở nên đa dạng hơn.

Về chuyên đề mụn, ban đầu mình định sẽ gộp tất cả lại thành 1 bài luôn, nhưng nếu gộp lại mà viết ngắn quá thì không đủ ý, viết dài quá thì lại đọc rất mệt và gây ra khó hiểu. Nên mình hy vọng đã chia ra như thế này rồi thì các bạn cố gắng đọc thật kĩ giúp mình.

Chúng ta bắt đầu chuyên đề mụn của Phần 1 nhé.

I/ MỤN LÀ GÌ?

Mụn là một loại bệnh ảnh hưởng đến tuyến dầu của da. Khi những lỗ chân lông kết nối với tuyến dầu dưới da, những tuyến này tạo ra chất dầu được gọi là bã nhờn. Và lỗ chân lông kết nối với các tuyến này bằng một ống được gọi là nang, bên trong nang, dầu sẽ chuyển các tế bào da chết đến bề mặt của da. Khi nang của một tuyến bị bít lại thì mụn sẽ được hình thành.

Nói một cách đơn giản hơn, cơ bản mụn được hình thành khi lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn cùng với các tế bào da chết hoặc dầu sẽ tạo thành mụn, nơi cư trú của các vi khuẩn P.acnes.

Hầu hết mụn sẽ mọc ở mặt, cổ, lưng, ngực và vai. Mụn không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng có thể để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Mụn xuất hiện dưới nhiều hình thức và tất nhiên là sẽ không được báo trước. Tuy nhiên, khi hiểu hơn về từng loại mụn, bạn sẽ có thể có được phương pháp để điều trị chúng. 

Chú ý: Thật sự mình thấy da mụn rất là phức tạp, có thể nguyên nhân này gây mụn cho bạn này nhưng chính nguyên nhân đó lại không gây ra mụn cho bạn khác, vì vậy bạn phải hiểu làn da của bạn. Dưới đây là những cách giúp chúng ta hiểu rõ hơn để tìm ra nguyên nhân điều trị.

Fierybread - Mun an, acne, pimple, mun dau den, mun boc, tri mun

II/ CÁC LOẠI MỤN TRÊN DA

Mụn sẽ có rất nhiều loại, nhưng theo mình phổ biến nhất là các loại sau:

A/ Mụn ẩn

Thường thì mụn ẩn sẽ không quá lớn, mọc thành từng cụm và có màu trùng với màu da, chỉ khi chiếu ánh đèn người lên da, makeup hoặc là chạm vào da mặt thì mới thấy rõ, nhưng mụn ẩn gây khó chịu vì nó sẽ làm cho bề mặt da bị sần sùi, có kết cấu thô. Mụn ẩn là do lỗ chân lông bị tắc, vấn đề này không viêm, không gây đau, nhưng nếu mọc ở cổ thì đôi lúc có thể làm đau bạn. Thường thì mụn ẩn sẽ xuất hiện nhiều nhất ở vùng xung quanh cằm, dưới má nhưng cũng có thể ở bất cứ nơi đâu. Mụn ẩn thì có thể dễ được nặn ra, nhưng dễ lặp đi lặp lại, xuất hiện trở lại, rất là dai dẳng. Thậm chí kể cả khi bạn đang sử dụng retinoids cũng sẽ mụn ẩn trên da. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình và thông tin mình tìm hiểu được, tẩy tế bào chết là cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa mụn ẩn. Da của các bạn cũng cần được đảm bảo có đủ độ ẩm, các bạn nên chú ý đến từng sản phẩm, tránh các sản phẩm có thành phần làm khô da mất nước.

Các bạn có thể vào đây để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về mụn ẩn.

B/ Mụn đầu đen

Vấn đề về mụn đầu đen đã được mình viết một lần rồi, các bạn có thể vào đây để tìm hiểu lại nhé.

Chú ý: Mụn đầu đen thường bị nhầm lẫn thành tuyến bã nhờn hoặc sợi bã nhờn. Cả 2 có thể nhìn giống nhau, nhưng tuyến bã nhờn thì đc hình thành do di truyền, giống như kích thước của lỗ chân lông. Khi bạn nặn mụn đầu đen, phần bã nhờn này có màu sẫm hơn, thường bên trong là màu vàng hoặc trắng 

Post_0038_Image_1

C/ Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng nói đơn giản là mụn có đầu màu trắng, có loại nhỏ sẽ không gây ảnh hưởng nhiều, nhưng cũng có loại đỏ, sưng. Đây cũng là loại mụn mà người ta hay nhắc đến nhất khi nói về mụn. Nó cũng là loại mụn mà nhiều người bị và muốn điều trị cũng như phòng ngừa nhất. Mụn đầu trắng thường bắt đầu bằng một nốt nhỏ màu đỏ và phần đầu trắng sẽ xuất hiện sau 3-4 ngày. Mụn đầu trắng có thể có ở mọi nơi trên mặt, hoặc lưng. Nó rất khó chịu vì khó biết được lý do chính xác tại sao mụn lại hình thành, chính vì điều này khiến mụn đầu trắng khó trị dứt điểm, phải mất rất nhiều thời gian, sự kiên nhẫn khi thử, trải qua những quá trình hoặc sản phẩm trị liệu khác nhau để tìm được phương pháp và loại sản phẩm mà bạn hợp nhất. Nhưng cũng may mắn là một khi bạn tìm đc phương pháp hay sản phẩm hiệu quả cho riêng bạn, thì mụn đầu trắng thường là dễ trị.

D/ Mụn nang

Mụn nang là loại mụn có lẽ là đáng sợ nhất, nó gây cảm giác đau nhức, khó chịu, như những “khối u”, thường mụn nang sẽ lớn và để lại tổn thương trên da của bạn. Loại mụn này bắt đầu sâu bên trong lớp da và thường chỉ ra một vấn đề nội bộ, cho dù đó là kích thích tố, dị ứng, hay nhạy cảm với thực phẩm. Những nốt mụn này mất rất nhiều thời gian để lành và những loại thuốc bôi thường không có tác dụng. Cách duy nhất đảm bảo mụn này được huỷ diệt chính là để yên chúng, tuyệt đối không được nặn, nếu nặn bạn sẽ chỉ làm mụn sưng to, sâu hơn và mất nhiều thời gian hơn để lành. Đặc biệt nếu vết mụn bị vỡ mạnh trong quá trình nặng thì có nguy cơ sẽ để lạo sẹo hoặc một vết đỏ khó lành.

Post_0058_Image_4

E/ Mụn dormant

Các mụn dormant thì không được xếp vào loại mụn của riêng. Mà đây là những mụn đã từng bị sưng, nhưng vì lí do nào đó bất kì được xẹp đi nhưng vẫn còn có nhân mụn còn lại. Nhân mụn này không đau khi bạn đụng vào, nhưng vẫn còn lại trong da. Đôi khi những loại mụn này khó thấy, nhưng sờ thì bạn có thể cảm thấy được. Có thể bạn bị nhầm lẫn với mụn ẩn, vì mụn này thường giống như mụn ẩn, rất khó lấy ra và ở lại trong da của bạn một khoảng thời gian khá dài.

III/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN

Tìm được nguyên nhân gây ra mụn chính là một trong những điều tốt nhất giúp bạn trị mụn thành công. Thường thì khi một bạn nào hỏi mình tư vấn da bị mụn, mình hay hỏi ngược lại bạn ấy rất nhiều vấn đề, căn bản cũng là vì mình muốn biết được thật sự nguyên nhân khiến da bạn ấy bị mụn để đầu tiên là ngăn ngừa không cho mụn mọc thêm, thứ 2 mới bắt đầu đến việc chữa trị.

Dưới đây là những ngyên nhân cơ bản sẽ khiến da bạn bị mụn:

Fierybread by Thuy Vo - Blackhead mun dau den

A/ Do di truyền

Gene đóng một vai trò lớn trong cấu tạo da của bạn. Bạn có thể hỏi ba mẹ bạn về da lúc trẻ của họ như thế nào, họ đã bao giờ gặp tình trạng mụn hay chưa? Hoặc bạn có thể xem xét về da của anh, chị em bạn.

Mình may mắn có được một gene tốt, cả ba mẹ và mẹ da đều không có tiền sử bị mụn, nhất là ba mình có làn da rất đẹp, nhưng sai lầm lớn của mình là cách đây 6 năm đã dùng kem trộn, khiến da bị tổn thương nặng nề. Nhưng cũng “nhờ” từ đó mà mới dẫn mình đến học bác sĩ da liễu như ngày hôm nay.

B/ Do hormones

Ví dụ rõ ràng nhất của mụn nội tiết là mụn xuất hiện trong quá trình dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh. Mụn do nội tiết tố gây ra thường không xuất hiện trên toàn bộ khuôn mặt mà khu vực xung quanh cằm và hàm dòng là có nhiều nhất.

Phụ nữ thường bị mụn này nhiều hơn nam giới, vì phụ nữ chúng ta cứ đến chu kì hằng tháng là sẽ hay xuất hiện mụn. Tuy nhiên, đàn ông cũng có thể gặp mụn nội tiết tố. Spikes trong testosterone có khả năng là nguyên nhân khi đàn ông ăn quá nhiều đậu nành.

Thường những nốt mụn sâu, hoặc mụn nang hầu hết là do nội tiết tố gây ra.

C/ Vi khuẩn

Rất nhiều người nghĩ rằng, khi họ giết các vi khuẩn P.acnes thì sẽ giết được mụn. Tuy nhiên, vi khuẩn P.acnes là tồn tại trên da của tất cả chúng ta, cho dù đó là trên da bình thường hay là trên nốt mụn.

P.acnes hoạt động bằng cách “ăn” bã nhờn, với làn da bị mụn thường thì bã nhờn bị sản xuất dư thừa hoặc bị tắc và kẹt bên trong nang lông, điều này tạo mặt bằng màu mỡ cho vi khuẩn P.acnes tăng trưởng.

Chúng ta có thể giết chết vi khuẩn P. acnes, nhưng vi khuẩn sẽ quay lại và có thể “làm tổ” trên da sau đó, thế nên điều mà chúng ta có thể tốt nhất nên làm là huỷ diệt “tổ” của chúng, lúc đó thì chúng sẽ bị diệt và không có nguy cơ tăng trưởng, sinh sôi.

Post_0058_Image_6

D/ Do mỹ phẩm và dưỡng da

Đây có lẽ là nguyên nhân khá phổ biến đối với chúng ta, bạn thấy da bị mụn khi sử dụng một sản phẩm lạ hoặc mới bất kì. Nó có thể là sản phẩm makeup, kem chống nắng, dưỡng da…

Khi sử dụng các sản phẩm với các thành phần làm tắc nghẽn lỗ chân lông, mùi hương khó chịu hoặc thậm chí kích ứng với kem đánh răng. Nhưng cũng có thể làn da của bạn có mối liên quan đến vấn đề làm sạch, chẳng hạn như bạn không tẩy trang hay làm sạch đủ và đúng cách, không làm sạch điện thoại di động, không thay đổi drap giường, vỏ gối thường xuyên hoặc sử dụng cọ makeup bẩn.

Fierybread - Mun an, acne, pimple, mun dau den, mun boc, tri mun

E/ Dị ứng thực phẩm và nhạy cảm thực phẩm

Cơ địa mỗi người khác nhau nên dẫn đến việc dị ứng thực phẩm cũng khác nhau và rất đa dạng. Bạn có thể dị ứng với tôm, sữa, gluten, biotin, thịt bò… khi ăn những thực phẩm mà bạn bị dị ứng vào thì cơ thể bạn sẽ phản ứng và làm da có mụn.

Bản thân mình thì chưa thấy mình chắc chắn dị ứng với một loại thực phẩm nào, có lúc ăn tôm vào bị, có lúc ăn cá ngừ lại bị ngứa khó chịu, lúc khác thì hoàn toàn ổn khi ăn 2 loại đó. Nên mình vẫn ăn bình thường, còn trước các dịp đặc biệt thì mới kiêng.

F/ Không tẩy tế bào chết

Khi da không được tẩy tế bào chết thì sẽ khiến cho lỗ chân lông có nguy cơ bị tắc nghẽn cao hơn, dẫn đến gây mụn cho da.

G/ Có vấn đề về sức khoẻ

Các vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn cũng có thể gây ra mụn. Chúng bao gồm các bệnh về candida, các vấn đề về tuyến giáp, PCOS, tiểu đường, mất cân bằng tiêu hóa và các vấn đề trao đổi chất.

Post_0058_Image_9

H/ Stress, thiếu ngủ

Stress có thể tàn phá làn da và làm trầm trọng thêm các triệu chứng mụn. Nhưng stress lại không phải là nguyên nhân trực tiếp để gây nổi mụn, mình có thể chắc chắn một điều rằng không phải khi nào bạn cảm thấy căng thẳng thì ngay lập tức có thêm mụn mới. Cũng như vậy, nếu bạn đang trong tình trạng hoàn toàn ổn thì cũng không thể đảm bảo có được làn da mịn màng.

Giấc ngủ cũng rất quan trọng, không chỉ cho làn da, mà cho cả cơ thể chúng ta. Tương tự như vấn đề stress, giấc ngủ có thể không trực tiếp gây ra mụn, nhưng thiếu ngủ có thể đóng góp một phần vào quá trình phát triển thêm mụn cho da.

Post_0058_Image_3

I/ Các tuyến bã nhờn bị kích hoạt quá nhiều

Vấn đề này thường xảy ra ở tuổi dậy thì, khi nội tiết tố thay đổi dẫn đến dầu trên da được sản xuất nhiều hơn và tạo ra môi trường màu mỡ cho vi khuẩn P. acnes.

K/ Chế độ ăn uống

Theo như mình biết hầu hết các bác sĩ da liễu phương Tây không nghĩ rằng có một mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và mụn trứng cá thì ngược lại hầu hết các bác sĩ da liễu châu Á lại nghĩ rằng có sự liên kết này.

Tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm như: đường, rượu, cà phê,… có thể làm trầm trọng thêm mụn.

Sữa cũng có chứa hormone tăng nguy cơ gây mụn cho da.

Post_0058_Image_10

L/ Cơ thể chứa độc tố

Độc tố có thể tích tụ trong cơ thể của bạn và được “thải độc” thông qua da, dễ đến mụn được hình thành.

M/ Những nguyên nhân khác

Theo như mình biết, những tổn thương mụn có thể bị nhầm lẫn với bệnh Rosacea hoặc các loại khác nhau của viêm da, hay bệnh keratosis pilaris.

IV/ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN ĐIỀU TRỊ CHO TỪNG LOẠI MỤN

A/ Điều trị do di truyền

Mình cho một người bạn, điều trị mụn mãi không hết, cứ hết rồi xong lại tiếp tục có lại, mãi sau này ngồi nói chuyện với mình, mình hỏi về vấn đề di truyền thì bạn ấy mới nhớ ra và bảo mẹ bạn ấy lúc trẻ cũng từng có mụn mà còn nặng hơn bạn ấy bây giờ nữa. Và sau khi đã rõ nguyên nhân chính để điều trị thì bây giờ da của bạn ấy tốt lên rất là nhiều.

Về cách chữa trị cơ bản của vấn đề do di truyền thì bạn không được quá bi quan, bạn không thể thay đổi gene để da đẹp hơn, nhưng duy trì thói quen chăm sóc da tốt thì chắc chắn vấn đề mụn sẽ được giảm. Đừng chỉ chăm sóc khi da đang có mụn mà bạn phải duy trì một cách thường xuyên.

B/ Điều trị do hormones

Bạn cần làm một quyển nhật ký ghi lại thời gian nổi mụn và xem xét thời gian mụn nổi có gần giống nhau của mỗi tháng hay không. Và quan sát chu kì kinh nguyệt (nếu bạn là nữ) sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách làm việc của làn da bạn. Nếu mụn thường xuyên mọc vào một thời điểm nhất định mỗi tháng và khi đến chu kì thì có thể là da của bạn bị mụn liên quan đến vấn đề hormone.

Trong trường hợp này thì bạn có thể bôi thuốc để làm giảm mụn nội tiết, hoặc bổ sung các loại thuốc chứa hormones vào cơ thể ví dụ như thuốc tránh thai, spironolactone, hoặc là các lựa chọn thay thế khác (nhưng chú ý khi bổ sung thuốc thì phải cần hỏi ý kiến bác sĩ, không được sử dụng tuỳ tiện).

Có một số trường hợp được nghiên cứu và chứng minh dầu cá, omega-3, trà bạc hà cũng giúp điều chỉnh nội tiết tố.

Nói chung mỗi người có một cơ địa và làn da khác nhau nên từng phương pháp cũng sẽ phản ứng đối với mỗi bạn là khác, bạn không nên chán nản khi mới thử 1 phương pháp đã thấy không hiệu quả, tất cả cần sự cố gắng ở bản thân bạn.

C/ Điều trị do vi khuẩn

Các bạn có thể thấy, thường khi bạn đến bác sĩ, bạn sẽ được kê đơn là thuốc kháng sinh, thuốc kháng sinh chính là giải pháp về diệt vi khuẩn. Nên bạn sẽ thấy rằng khi uống thuốc thì da sẽ ổn và ngưng thì da sẽ có mụn trở lại. Mình thì cũng rất ghét phải uống thuốc kháng sinh, vì thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt tất cả các vi khuẩn trong hệ thống, bất kể đó là vi khuẩn tốt hay xấu.

Cho nên thuốc kháng sinh có thể làm việc lúc ban đầu, nhưng về lâu dài thì đó không phải là giải pháp cho làn da mịn màng.

Cách tốt nhất là chúng ta nên giữ cho làn da khoẻ, chăm sóc da một cách cẩn thận, đối với một số bạn bị mụn thì có thể diệt vi khuẩn trên bề mặt bằng benzoyl peroxide và tee tree oil chấm vào nốt mụn.

D/ Điều trị khi bị vấn đề liên quan đến mỹ phẩm

Khi bị mụn vì mỹ phẩm thường thì khi bạn ngưng dùng sản phẩm thì các nốt mụn sẽ được giảm dần nhưng có thể mất một vài tuần để da trở lại như ban đầu.

Các bạn có thể xử lý việc da bị mụn vì nguyên nhân mỹ phẩm bằng cách thực hiện vệ sinh da đúng cách: làm sạch da, tẩy trang trước khi đi ngủ, vỏ gối và drap giường phải sạch.

Không nên sử dụng nhiều lúc tất cả các sản phẩm khi da đang bị dị ứng.

Không nên dùng tất cả các sản phẩm mới cùng một lúc, như vậy bạn sẽ không phát hiện ra sản phẩm nào là nguyên nhân gây dị ứng mà phải test lại từ từ từng sản phẩm để biết được nguyên nhân chính xác. Và chú ý nên test sản phẩm trước lên 1 vùng nhỏ của da trước khi apply cả mặt.

Đọc vào danh sách thành phần chứa bên trong sản phẩm để xem những thành phần nào có khả năng gây kích ứng cho da hoặc khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Có nhiều sản phẩm được gắng mác “an toàn cho da nhạy cảm” hay “không gây mụn” nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể gây phản ứng lên da của bạn, vì tất cả mọi thứ phụ thuộc vào cách da bạn phản ứng, chứ không phải do hãng mỹ phẩm hay người bán lừa dối bạn, rồi lo sợ đối với tất cả các loại mỹ phẩm chỉ vì nghĩ một điều rằng “da mình bị dị ứng với cả mỹ phẩm cho da nhạy cảm nên da vô cùng nhạy cảm” đó là quan điểm không đúng nhé.

Post_0058_Image_2

E/ Điều trị do thực phẩm

Bạn nên theo dõi da của bạn khi ăn một thực phẩm nào đó và có phản ứng như thế nào. Cách tốt nhất và khoa học nhất là bạn có thể đi xét nghiệm dị ứng để biết được cơ thể bạn dị ứng với những gì và ngăn ngừa chúng.

Cách điều trị trong trường hợp này là tuyệt đối không gãi và sờ tay lên mặt, đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc.

F/ Vấn đề về tế bào chết

Tẩy da chết cơ học hoặc hóa học (AHA, BHA, retinoids) sẽ giúp da bạn tốt hơn trong trường hợp này.

Các bạn chú ý không nên tẩy tế bào chết quá 2 lần/tuần sẽ khiến da trở nên yếu và nhạy cảm hơn.

G/ Vấn đề về sức khoẻ

Cách duy nhất để biết chắc chắn bạn có phải bị mụn do sức khoẻ hay không thì cần có một kiểm tra y tế. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu bạn đang gặp các triệu chứng sức khỏe liên quan khác.

Fierybread - Acne, Pimple, Mun, An, Tri Mun

H/ Stress, thiếu ngủ

Ngủ đủ và ít căng thẳng chính là điều kiện lý tưởng để có được làn da mịn màng, đó chính là nền tảng để khiến da tốt hơn.

Bạn nên cố gắng giữ một lịch trình ngủ bình thường để giúp đồng hồ sinh học không bị sai lệch.

Post_0058_Image_11

I/ Các tuyến bã nhờn hoạt động quá nhiều

Đối với làn da rất nhờn, nhiều dầu thì benzoyl peroxide hoặc lưu huỳnh có thể giúp được bạn.

Phương pháp cuối cùng chính là Accutane có thể giúp loại bỏ sản xuất dầu, nhưng đây là loại thuốc nghiêm trọng, không đơn giản nên cần có sự chỉ định của bác sĩ và xét nghiệm cẩn thận trước khi sử dụng (thường sẽ là xét nghiệm máu và men gan)

K/ Những nguyên nhân khác

Bác sĩ da liễu sẽ có thể cung cấp cho bạn một chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, mình nghĩ tốt nhất là bạn cần ít nhất 2 ý kiến của 2 bác sĩ khác nhau bởi vì có nhiều dấu hiệu khá giống nhau nên có thể dễ dàng bị nhầm lẫn. 

V/ TỔNG KẾT

Các bạn hãy hiểu một điều rằng mụn không phải hoàn toàn là lỗi của bạn. Khi bạn có mụn, không phải là da bạn bị bẩn hay bạn tẩy trang, rửa mặt không đủ sạch. Thực tế là ai cũng có thể bị mụn, từ các em ở tuổi thanh thiếu niên, người lớn trẻ tuổi, uớc tính khoảng 80 phần trăm tất cả những người ở độ tuổi từ 11 đến 30 bị bùng phát mụn tại thời điểm nào đó, một số người ở độ tuổi bốn mươi và năm mươi vẫn bị mụn.

Mụn rất khó để điều trị vì để tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị mụn sẽ vô cùng khó khăn. Để điều trị mụn, bạn cũng phải rất kiên nhẫn, sẽ đi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác, phải trải qua những lần thử nghiệm và điều trị. Vì vậy đôi lúc việc thử nghiệm nhiều sản phẩm hay phương pháp mà không có kết quả sẽ làm bạn rất nản.

Tuy nhiên, mụn chỉ là khó điều trị, chứ không phải là không điều trị được, nên các bạn phải lạc quan. Mình từng bị mụn vì kem trộn trong vòng gần 2 năm mà da vẫn có thể chữa được hoàn toàn như bây giờ, nên các bạn không được hết hy vọng nhé.

Những phần tiếp theo mình sẽ tiếp tục đưa ra những vấn đề cụ thể hơn để các bạn có được giải pháp hữu hiệu nhất cho da của riêng mỗi người.

Hy vọng bài viết này sẽ có ích đối với các bạn.

Đừng quên Like và Share nếu các bạn thích nhé.

Thông tin tham khảo: Panacea

 

You Might Also Like

9 Comments

  • Reply
    nhuxuan
    May 11 at 12:29 pm

    minh tranh kem tron nhug hok may lai vuon phat cai kem do…mjnh da dung gan 1nam mjnh thay da co ve hok on nen da ngung roi bat dau noi di ung khi mjnh dung mp khac hay dap mat na tnhien…2 nam roi minh hok dung mp dc nhug h cung hok dap mat na ji dc het ban oi…mjh dag dung dau hat nho de duong am v dung bia de rua mat hag ngay….nhug mjh cug chi moi dung chua co ket wa lam…ban co cach nao chi cho minh voi nhe..cam on ban nhiu

  • Reply
    Nganlee
    May 11 at 5:22 pm

    Chị cho em hỏi một chút ạ, em năm nay 24 tuổi, da thuộc loại hỗn hợp thiên dầu. Khoảng 6-7 tháng trở lại đây, da em bị mụn khủng khiếp, kiểu như mụn ẩn, sần sần hai bên má và trán, thing thoảng lại mọc thêm vài cái mụn đầu trắng, em cảm thấy rất mất tự tin, có mụn kiểu như mặt mình lúc nào cũng nhọ. Em sử dụng khá nhiều phương pháp nhưng dường như không có hiệu quá, đi khám da liễu, uống kháng sinh, cũng rất chịu khó chăm sóc da, tuần tẩy da chết 2 lần, đắp mặt nạ trà xanh mật ong, thậm chí là dùng BHA nhưng dường như cũng không hiệu quả mấy, má bên này đỡ được một chút má bên kia lại mọc thêm. Em cũng không trang điểm nhiều, kinh nguyệt không đều lắm ạ. Em thấy buồn và hoang mang vô cùng chị ạ, cũng không hiểu vấn đề ở đâu và giải quyết như thế nào. Rất mong chị có thể đọc được cmt này và giải đáp giúp em!

  • Reply
    Anh Tran
    May 11 at 11:52 pm

    Em chào chị ạ, em là Hà anh năm nay e 20t và e bị mụn suốt từ thời cấp ba đến bây giờ. Em đi bác sĩ r trị liệu spa, etc. Rất nhiều phương pháp rồi nhưng khôg lần nào có kết quả lâu dài. Em đến cả bác sĩ da liễu chuyên nghiệp ở Mỹ chỗ em đang học nhưg mà cũng không khá hơn ạ. Da em thì cực kì mỏng và nhạy cảm ạ. Em mà hơi mạnh tay với da e là hôm sau em lên mụn liền TvT em cũng không dùng được các sản phẩm chăm sóc da thì e sẽ lên mụn ngay. Tầm tháng 1 em có tìm được blog của chị. Lúc đó e đang tìm sản phẩm dưỡng ẩm cho da và có thấy chị recommend sản phẩm Hydrating B5 gel của SkinCeuticals. Em hiện đang dùng sản phẩm đó và thấy khá hợp với da em ạ. Nhưng e vẫn lên mụn qá trời. 1 tháng trước e đến kì thì em đau bụng qá nên đến health center của trường thì họ cho e dùng thuốc tên Aubra. Thuốc đó là thuốc giúp điều hoà lại hổmnes ạ. Thì trong tác dụng của thuốc sẽ giúp em khá hơn, nhưng mà da em vẫn lên mụn quá trời ạ. Em muốn hỏi ý kiến chị xem da em nhe thế này thì bây giờ em nên dùng sản phẩm gì ạ? Em cảm ơn chị nhiều ạ! ?

  • Reply
    Mai Loan
    May 12 at 12:09 pm

    Em chào chị, chị có thể tư vấn cho e với tình trạng da mụn của e đc ko ạ, huhu e sống chung vs mụn bao nhiêu năm nay rồi. Em viết quá trình bị mụn của e từ cách đây 7-8 năm nên hơi dài nhưng chị cố gắng dành thời gian đọc và chia sẻ cùng e nhé, e rất hoang mang chị ạ :(((
    Năm nay e 22 tuổi. Ngày dậy thì (14,.15 tuồi) e bị mọc mụn ở trán nhưng ko quá nhiều nhưng nhiều ở lưng. Ngày ấy mẹ e có đi mau cho e lọ kem trị mụn về dùng thử thì e thấy rất hiệu quả, da hết mụn, lại còn trắng hơn nữa, lọ nhỏ nhỏ chỉ có 10K. Và đến bây giờ thì e biết nó là kem trộn :(( Em dùng loại kem đó 2 năm, mụn mọc cái nào là e bôi luôn. Rồi 1 thời gian da mặt e lại o hề có mụn khoảng 1 năm. Đến khi 19 tuổi, thấy mụn lưng nhiều nên e đi gặp bác sỹ da liễu để điều trị mụn lưng (lúc đó mặt e ko có mụn). BS cho e dùng thuốc Kháng sinh + Isotretinoin + Dầu gấc trong vòng 4 tháng. Khi e uống thuốc đc 1 tháng là đã thấy da hết sạch mụn rồi. Sau liệu trình 4 tháng uống thuốc thì da đẹp lắm. Nhưng sau khi dừng uống thuốc 2 tháng thì da e có dấu hiệu mọc mụn lại, bắt đầu ở lưng. Thấy vậy e quay lại gặp BS thì BS lại yêu cầu uống những thuốc trên 1 tháng nữa. E lại làm theo BS thì da lại đẹp. Nhưng sau đó dừng thuốc thì lại bị mụn. và đến lúc này e biết là e bị phụ thuộc thuốc và e ko điều trị nữa vì e biết Isotretinoin có nhiều tác dụng phụ. Em đi nghe tư vấn của nhiều anh chị e học y nói rằng lấy chồng thay đổi nội tiết sẽ hết, chứ mụn của e điều trị như vậy ko hết hẳn đc, phải dung thuốc ms hết.
    Từ ngày e dừng thuốc thì mụn vẫn mọc ở trán, ở lưng, ở ngực, e rất mất tự tin nhưng vẫn chưa quá nhiều chị ạ. Da e cứ bị như vậy đến hơn 1 năm sau mụn mọc lan ra cổ, cằm, xương quai hàm, tán và xung quanh phần chân tóc :((( Nó nhiều đến nỗi cuối cùng e lên gặp BS PHó giám đốc ở BV Da liễu TW, BS lại yêu cầu e dùng Isotretinoin và e quyết định dùng vì lúc này mụn trên người và mặt e quá nhiều. Em dùng thuốc 3 tháng, cứ 1 tháng tái khám 1 lần. Thuốc gồm có Isotretinoin 10mg/ngày + Kháng SInh Clarithromycin (chỉ dùng 15 ngày) + Vitamin A,E,C. em có nói vs BS là e đã từng điều trị Isotretinoin và lại tái phát mụn, nhưng BS nói giờ theo BS thì tái phát thì đến gặp BS. Em tin tưởng và nghe theo. Đến bh e đã dừng thuốc đc gần 2 tháng sau 3 tháng điều trị thì da em lại bắt đầu bị mụn ở lưng, ngực, phần chân tóc, mặt e hiện tại vẫn chưa có mụn nhưng e nghĩ chỉ 1 thời gian ngắn nữa thôi da sẽ lại tái phát nặng.
    Thật sự bh e ko biết làm ntn chị ạ. Sau khi đọc bài viết của chị thì e thấy e bị mụn là do DI TRUYỀN (mẹ e cũng bị mụn ở mặt nhưng k bị ở lưng, sau khi lấy ck thì mẹ e hết mụn), do MỸ PHẨM KEM TRỘN, do NỘI TIẾT, và có thể do VI KHUẨN. E ko biết như vậy có đung ko nữa.
    Có 1 thời gian e uống nước rau diếp cá, rau má hơn 1 tháng mà ko thấy cải thiện j. Em thường xuyên ăn hoa quả, uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung vitamin, cố gắng ngủ trước 12h đêm nhưng vẫn ko cải thiên. Em rất hoang mang k biết nên làm j vs tình trạng mụn của mình, e đã đi khám chữa ở rất nhiều nơi rồi. CHị có thể giúp e đc ko ạ huhu. Em cảm ơn chị nhiều nhiều nhiều!

    • Reply
      Van
      July 7 at 3:59 pm

      Lúc trước mình cũng từng bị như bạn vậy, fai kiên trì lắm mới khỏi bạn ơi, khi hết mụn thì lại bị thâm và rổ. Tự kỉ lắm..

  • Reply
    Hinh Xam Dep
    May 12 at 3:12 pm

    Mình cứ có giai đoạn nào công việc căng thẳng, hay phải suy nghĩ nhiều, trạng thái strees thì y rằng là mụn đen nổi lên đầy mặt. Những cái mụn đầu đen nhỏ liti ý, nhìn mặt không được sáng. Chắc tại một phần do mình mồ hôi dầu nữa. Bạn có loại sản phẩm nào trị dứt điểm được không?

  • Reply
    Tú Sương
    May 18 at 12:20 am

    Chị ơi chị viết về da bị tàn nhang đi c. E 19t nhưng đã bị từ nhỏ luôn.

  • Reply
    Phan Hồng Ngân
    July 11 at 12:34 am

    Chào bạn. Mình tên Ngân đang sống ở Sài Gòn. Bạn có thê cho mình biết bác sĩ da liễu nào chữa tốt tận tâm ko? Mình cảm ơn bạn

  • Reply
    P. Anh
    December 18 at 7:06 pm

    Chị cho e hỏi là mụn dormant cứng và ko đau nổi cộm trên bề mặt da vậy mh có nên lấy nó ra ko ạ vì nó ở lì đó rất lâu

  • Leave a Reply